Đánh giá bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Nên dùng loại nào?

Theo như thống kê gần đây nhất,hầu hết các công ty chuyên kinh doanh sản phẩm phòng cháy chữa cháy bán rất chạy 2 dạng bình chữa cháy dạng bột và bình chữa cháy CO2. Vậy thì 2 loại bình chữa cháy này có gì khác nhau và chất lượng cảu 2 loại bình là như thê nào? Trong bài viết dưới đây, DAGASCO sẽ đưa ra những đánh giá về 2 loại bình này để làm rõ vấn đề, giúp quý khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất về sản phẩm bình chữa cháy mà bạn đang có nhu cầu mua.

I. Cấu tạo,công dụng và nguyên lý chữa cháy của bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2

Cấu tạo của bình chữa cháy

1. Bình chữa cháy Bột

Cấu tạo của bình chữa cháy dạng bột

– Khối lượng chất chữa cháy trong bình bột chữa cháy MFZ4 BC là 4kg.
– Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng, sử dụng được với đám cháy nào
– Bình MFZ4 là bình chữa cháy dạng bột, thân bình được làm bằng thép đúc, hình trụ truyền thống và bên ngoài được sơn màu đỏ.
– Loa phun của bình bột MFZ4 được làm bằng cao su, hoặc nhựa cứng và được nối với bộ van của bình qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
– Cụm van trên bình chữa cháy MFZ4 BC có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều, hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm an toàn cho bình.

Công dụng của bình chữa cháy dạng bột

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh

Nguyên lý chữa cháy của bình chữa cháy dạng bột

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

2. Bình chữa cháy CO2

Cấu tạo của bình chữa cháy Co2

Bình được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy.
Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Ba Lan, Nga…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun thường làm bằng nhựa cứng gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.

Công dụng của bình chữa cháy Co2

Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ

Nguyên lý chữa cháy của bình chữa cháy Co2

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

II. So sánh bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2

Điểm giống nhau giữa 2 bình chữa cháy

– Thiết bị phòng cháy chữa cháy được dùng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, trong các tình huống khẩn cấp.

– Hiệu quả cao chữa cháy tại chỗ. (VD: địa điểm không có lối thoát hiểm, khói, nguy cơ phát nổ,..).

– Cách thức chữa cháy: Đều sử dụng nguyên lý chữa cháy chung là dùng khí CO2 làm loãng không khí đang cháy, khiến cho đám cháy nhỏ dần và tắt hẳn.

– Chất chữa cháy không độc, vô hại đối với người, gia súc và môi trường xung quanh.

– Nhiệt độ bảo quản chung của 2 bình dạng bột và CO2 đều từ (-10) – (+50) độ C.

– Cấu tạo chung gồm 3 phần: thân bình màu đỏ, van áp suất trên miệng bình và loa phun.

Điểm khác nhau giữa 2 loại bình chữa cháy

BÌNH BỘT MFZBÌNH KHÍ CO2
Chất chữa cháy Bột màu trắng, khô, NaHCO3 tỉ lệ trên 80%Khí CO2 nén lỏng ở nhiệt độ cực thấp.
Cấu tạo ( cùng thể tích )Vỏ bình mỏng, áp suất vừa, khối lượng nhẹ.Vỏ bình rất dày, áp suất nén cao, khối lượng lớn.
Nguyên lý hoạt độngTác dụng cộng với đám cháy, sinh khí CO2, kìm hãm nguồn cấp ngọn lửa.Tác dụng trừ đám cháy, trực tiếp khí CO2. Làm loãng nồng độ Oxy, giảm nhiệt mạnh đám cháy.
Khả năng chữa cháyCác đám cháy: A, B, C, D, KCác đám cháy: A, D, C,
Tác dụng với môi trườngCó, để lại bột NaHCO3Không ( rất ít, chất khí sẽ tan ngay sau khi sử dụng )
Tác dụng với ngườiÍt gây nguy hiểm nhiềuCực nguy hiểm ( bỏng lạnh, nhiệt độ có thể xuống: -79 độ C )

Nên sử dụng bình chữa cháy dạng bột hay bình chữa cháy dạng CO2

Bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy dạng CO2

Câu trả lời cho câu hỏi này là sẽ tùy vào trường hợp để lựa chọn loại bình chữa cháy thích hợp nhất vì mỗi loại bình chữa cháy đều có những công dụng, ưu điểm, nhược điểm khác nhau.

Bình chữa cháy dạng bột

Ưu điểm
– Chúng có thể được sử dụng trên nhiều loại khác nhau của lửa.
– Loại bình chữa sở hữu khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.
– Khi so sánh độ hiệu quả với các bình cứu hỏa cùng kích cỡ, bình chữa cháy bột tỏ ra vượt trội hơn.
– Giá thành thấp nhưng vẫn mang lại cho bạn một tỷ lệ giá hiệu suất tuyệt vời.
– Thiết bị này có thể cung cấp phòng cháy chữa cháy cho những khu vực rộng lớn.
– Bình chữa cháy bột khô được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
– Do tính linh hoạt của nó, chúng là sự lựa chọn an toàn của bạn trước các hiểm họa về cháy nổ.

Nhược điểm

– Do việc để lại dư lượng sau khi sử dụng, bạn có thể phải dọn dẹp lượng bột đã được lan rộng sau khi dập tắt các đám cháy.
– Các bụi bột có thể ảnh hưởng đến thiết bị nhạy cảm như máy tính, các thiết bị điện…
– Khi sử dụng bình chữa cháy  này, có thể xảy ra khả năng tầm nhìn không gian xung quanh bạn được giảm xuống gần như bằng không. Vì vây, hãy chắc chắn có một lối thoát ra ngoài trước khi sử dụng!
– Các bụi bột có thể làm bạn gần như không thể thở trong không gian kín.
– Nếu không được bảo dưỡng hoặc không chăm sóc đúng cách, các hóa chất trong bình có thể lắng xuống và khô lại. Điều này là bình chữa của bạn không hoạt động được hoặc hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Bình chữa cháy dạng CO2

Ưu điểm:
– Thao tác sử dụng đơn giản, hoạt động linh hoạt dễ vận hành.
– Dễ dàng cho việc vệ sinh, di chuyển và bảo trì.
– Giá thành rẻ;
– Chữa cháy hiệu quả với các đám cháy nhỏ, mới phát sinh…
– Không làm hư hại các thiết bị sau khi chữa cháy xong.

Nhược điểm:

– Chữa cháy kém hiệu quả ở khu vực trống trải, có gió.
– Trọng lượng bình từ 8kg trở lên khó vận hành đối với phụ nữ, trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Đánh giá bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Nên dùng loại nào?
Đánh giá bài viết này

Bình luận bài viết