Giới thiệu hệ thống khí y tế
A – KHÁI NIỆM:
Đối với y học hiện đại ngày này, hệ thống khí y tế chính là bộ mặt, là lá phổi của bệnh viện, nó giúp cho việc điều trị cho bệnh nhân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và tốn ít thời gian hơn
Hê thống khí y tế ( Viết tắt của tiếng Anh là MGPS – Medical Gas Pipeline System). Là hệ thống phân phối các loại khí y tế từ nguồn cấp, thông qua hệ thống đường ống dẫn đến bệnh nhân/nhân viên y tế tại nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi.
Bao gồm 7 hệ thống cơ bản:
– Khí Oxy (O2): Ôxy y tế, ở dạng lỏng và khí, dùng cho tất cả các liệu pháp hô hấp và – cùng với nitơ oxit cho thuốc gây mê.
– Khí nén (MA4 – Sa7),
– Khí hút VAC
– Khí gây mê (N2O): Hay còn gọi là “khí cười” . Ở dạng lỏng và khí, rất quan trọng trong giảm đau, sản xuất thuốc gây gây mê và gây mê hỗn hợp khi trộn với oxy hoặc không khí.
– Khí ni tơ (N2): Nitơ y tế, ở dạng lỏng, điểm sôi của nó là -196 °C, được sử dụng như một chất làm lạnh trong phương pháp gây tê lạnh và phẫu thuật lạnh. Các ứng dụng khác nữa bao gồm bảo quản các vật liệu sinh học, máu và tủy xương.
– Khí Cacbonic (Co2): CO2 y tế, ở dạng khí, chủ yếu dung cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và dùng cho tắm thuốc.
– Hệ thống hút khí thải gây mê (AGSS)
B – CĂN CỨ CƠ SỞ
Việc thiết kế và thi công hệ thống khí y tế bệnh viện dựa trên các thông số thiết kế kiến trúc, các khoa phòng chức năng và số giường bệnh. Nhưng để đạt các yêu cầu chuyên môn cũng như hiệu quả cho cơ sở y tế và bệnh nhân. Các kỹ sư thông thướng dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế: HTM 2022 và HTM 02-01 Anh Quốc
- Các tiêu chuẩn tham khảo: ISO 7396-1, ISO 7396-2 (Châu Âu), NFPA 99 (Mỹ).
- Các tiêu chuẩn tham khảo khác:
- Tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0038:2005.
- Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0039:2005.
- Tiêu chuẩn thiết kế – khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0040:2005.
- Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn TCVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa – Yêu cầu thiết kế Bộ y tế.
- Tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống khí y tế Air Liquide Medical Systems (Medical Gas Design Guide).
- Tiêu chuẩn chất lượng : EN ISO 9001, EN ISO 13485. EN 13348, EN 1057, FSC
- Tiêu chuẩn an toàn PCCC : TCVN2622.
- Tiêu chuẩn an toàn lao động : TCVN2287
C – NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
Hệ thống cung cấp khí y tế theo quy cách: Trung tâm khí y tế. Thông thường có 03 phần cơ bản:
– Thiết bị đầu cuối và ngoại vi
– Hệ thống đường ống và kiểm soát khu vực
– Hệ thống nguồn.
- THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ NGOẠI VI
a. Ổ cấp khí gắn tường:
– Mục đích sử dụng: Là một cụm các đầu ổ cắm kết nối giữa nguồn khí y tế và thiết bị sử dụng.
– Phạm vi sử dụng: Phòng hồi tỉnh, cấp cứu, tiền mê, điều trị, phòng mổ…
– Phân loại:
+ Theo liên kết với tường thì chia thành 02 loại: Lắp âm tường & nổi trên tường.
+ Theo hình dáng đầu ổ cắm liên kết giữa đầu khí chờ với đầu cắm thiết bị thì chia thành 02 loại: Đầu cắm khí nổi (hệ CPS) và đầu cắm khí chìm (hệ NSV):
– Quy cách cơ bản:
+ Áp lực hoạt động trung bình: 3-5bar
+ Các đầu ra cùng loại khí, phải có hình dạng giống nhau, lắp lẫn được các đấu cắm cùng loại khí
+ Các đầu khí khác nhau, có hình dạng khác nhau, không lắp lẫn được ổ cắm
+ Có màu sắc và hình dạng để phân biệt các loại khí với nhau
+ Có van khóa tự động, kỹ thuật khớp nối nhanh
+ Đầu khí được thiết kế hai cấp kín, trong trường hợp cấp thứ nhất được tháo ra bảo dưỡng hay sửa chữa thì cấp thứ 2 vẫn là kín hệ thống, không gây rò rỉ.
- b. Trụ khí:
– Mục đích sử dụng: Là một tổ hợp các đầu kết nối giữa các nguồn (Khí y tế, điện…) với các thiết bị sử dụng.
– Phạm vi sử dụng: Chủ yếu cho phòng mổ
– Phân loại, thông thường chia làm 02 loại:
+ Có tay, có thể dịch chuyển xoay vòng, lên xuống
+ Trụ cố định, có thể điểu chỉnh lên xuống (cao thấp của trụ khí)
- Dây dẫn khí y tế treo trần
– Các đầu chờ của khí y tế gắn trên trần và được kết nối với thiết bị sử dụng bằng dây dẫn mềm với các màu sắc đại diện cho các loại khí.
– Đặc điểm:
+ Van kiểm tra riêng biệt được cung cấp cho mỗi khí ra, cho phép bảo dường thường xuyên mà không cần đóng -ngắt các đầu chờ ra khác.
+ Cấu tạo thành phần chính là ống dài 5m với van đầu ra, vỏ bọc với màu sắc phân biệt tên khí.
+ Có thể điều chỉnh độ dài ngắn của dây dẫn
+ Các van khí có cấu trúc khác nhau, tránh trường hợp cắm nhầm.
- Hộp đầu giường
Là tổ hợp các đầu chờ các nguồn cấp và các thiêt bị hỗ trợ: Khí y tế, ổ điện, đèn, chuông gọi y tá, thẻ bệnh nhân…Cấu tạo và kết cấu:
– Các đầu ra khí làm bằng thép không gỉ, có nắp đậy bằng nhựa chống nhiễm khuẩn.
– Khung hộp đầu giường làm bằng kim loại, vỏ là các tấm Compart HPL
– Liên kết với vách tường theo hai kiểu dáng: Âm tường, hoặc nổi trên bề mặt tường.
- Thiết bị ngoại vi khác:
– Lưu lượng kế kèm theo cốc làm ẩm
– Bộ hút dịch
– Đầu cắm nhanh
– Giá đỡ đầu ra
- HỆ THỐNG ĐƯỜNG DẪN VÀ KIỂM SOÁT KHU VỰC
a. Hệ thống ống dẫn khí
* Yêu cầu chung:
- Các đặc tính kỹ thuật và điều kiện kỹ thuật lắp đặt đường ống phải tuân thủ theo tiêu chuẩn HTM 02-01 hoặc tương đương.
- Ống dẫn khí: Toàn bộ ống dẫn truyền khí phải là ống đồng hoặc inox và các cút nối phải bằng đồng, là loại chuyên dụng dùng trong y tế đạt tiêu chuẩn BS EN 13348 hoặc tương đương. Toàn bộ các ống đồng phải được làm sạch, khử dầu, khử kim loại nặng, độc tố, xuất xứ từ nhà sản xuất ống chính quy đạt tiêu chuẩn an toàn của Châu Âu hoặc tương đương dùng cho y tế. Bảo đảm không có Arsenic và hàm lượng carnone trong ống đồng ít hơn 32 mg/dm2.
- Ống phải có độ dày dồng nhất đối với mạng phân phối và chịu được áp lực cao để đảm bảo an toàn áp lực.
- Đường kính của ống thay đổi theo lưu lượng cho từng khu vực và đường kính được tính toán theo phương pháp tính suy hao áp lực của tiêu chuẩn HTM 2022, HTM 02-01 hoặc tương đương.
- Yêu cầu về suy hao áp lực: Theo tiêu chuẩn HTM 02-01, độ suy hao áp lực cho phép tại điểm đầu cao uối xa nhất của từng loại khí trong hệ thống không được phép > 10% so với áp lực thiết kế.
* Thiết kế đường ống truyền khí, tính toán suy hao áp lực trên đường truyền và lựa chọn kích thước đường ống:
– Tính toán suy hao áp lực: Theo tiêu chuẩn HTM 02-01, HTM 2022. Theo công thức:
Trong đó:
DP: Suy hao áp lực cần tính
LACT: Chiều dài đường ống thực tế
LTH: Chiều dài đường ống lý thuyết (tra theo bảng A1 – HTM 02-01)
FACT: Lưu lượng thiết kế của đường ống
FTH : Lưu lượng lý thuyết cho kích thước ống đang tính (tra theo bảng A2, A5 của HTM 02-01)
PTH: Mức suy hao áp lực lý thuyết của đường ống (tra theo bảng A1, A5 của HTM 02-01)
Nguyên tắc lựa chọn đường ống: Lựa chọn đường ống có kích thước nhỏ nhất có thể để đảm bảo độ suy hao áp lực từ đầu ra cấp khí xa nhất của từng loại khí trong hệ thống tới máy trung tâm phải ≤ 10%.
- Hệ thống kiểm soát và báo trung tâm, khu vực:
*Bộ báo động trung tâm
Số lượng và chức năng: 01 bộ báo động trung tâm ≥ 04 kênh, theo dõi được tình trạng hoạt động của 04 thiết bị nguồn trung tâm và áp lực cấp vào nhánh chính của mỗi hệ thống đường ống gồm: trung tâm O2, trung tâm CO2, hệ thống máy nén khí trung tâm, hệ thống máy hút khí trung tâm. Gồm màn hình theo dõi kỹ thuật số được trang bị với màn hình thủy tinh sáng tạo: hiển thị tên các loại khí, tình trạng áp lực các loại khí, chi tiết áp suất hiện tại đầu ra của hệ thống trung tâm, đèn led nhiều màu báo hiệu, nút tắt báo động cho mỗi loại khí riêng biệt của từng hệ thống máy trung tâm. Hiển thị thông minh qua màn hình chiếu sáng LCD, hoạt động thao tác qua các phím cảm ứng, hiển thị thông tin về tình trạng hiện tại: bình thường, áp lực cao, áp lực thấp.*Hệ thống hộp van khu vực, báo động khu vực:
– Hộp van khu vực kèm báo động khu vực 03 loại khí: được bố trí cho nhánh cấp khí vào các khoa phòng quan trọng
- Số lượng: Theo thiết kế, hộp van khu vực kèm báo động khu vực 03 loại khí (O2, A4, V) cho các nhánh chính cấp vào các khoa phòng
- Chức năng: Theo dõi áp lực 03 loại khí (O2, A4, V) trong nhánh chính cấp vào các phòng ở trên. Báo động bằng âm thanh và ánh sáng khi có sự cố, trong trường hợp khẩn cấp hoặc bảo trì có thể ngắt van khu vực để cách ly từng khu khoa phòng mà không ảnh hưởng đến các tầng khác trong hệ thống.
- Vị trí: Theo bản vẽ thiết kế
– Hộp van khu vực 05 loại khí:
- Số lượng: Theo thiết kế Hộp van khu vực 05 loại khí (O2, CO2, A4, A7, V) cho các nhánh chính cấp vào phòng mổ, phòng chức năng.
- Chức năng: có đồng hồ áp lực hiển thị áp lực 05 loại khí (O2, CO2, A4, A7, V) trong nhánh chính cấp vào các phòng, trong trường hợp khẩn cấp hoặc bảo trì có thể ngắt van khu vực để cách ly từng khu mà không ảnh hưởng đến các khu khác trong hệ thống.
- Vị trí: theo bản vẽ thiết kế
– Hộp van khu vực 03 loại khí:
- Số lượng: Theo thiết kế Hộp van khu vực 03 loại khí (O2, A4, V) cho các nhánh chính cấp vào các khoa phòng.
- Chức năng: có đồng hồ áp lực hiển thị áp lực 03 loại khí (O2, A4, V) trong nhánh chính cấp vào các khoa phòng ở trên, trong trường hợp khẩn cấp hoặc bảo trì có thể ngắt van khu vực để cách ly từng khu mà không ảnh hưởng đến các khu khác trong hệ thống.
- Vị trí: theo bản vẽ thiết kế
– Van ngắt
- Các van ngắt chính: đặt tại nhà trung tâm nén, hút và phòng đặt trung tâm O2, CO2.
- Các van ngắt trên đường ống cho từng loại khí được đặt trên các nhánh ống dẫn khí vào các phòng chức năng quan trọng trong mỗi tầng để ngắt khí trong các trường hợp khẩn cấp, bảo trì.
3 . HỆ THỐNG NGUỒN
a. Nguồn Ôxy
* Bồn ô xy lỏng
Khi sử dụng bồn chứa ô xy dạng lỏng các thông tin liên quan cần có thông số cụ thể:
– Bình chứa dạng gì? (đứng hay nằm)
– Dung tích chứa
– Tỷ lệ hóa hơi tự nhiên mỗi ngày
– Lưu lượng dòng liên tục trong 8 giờ
– Áp suất làm việc tối đa
– Trọng lượng của bồn chứa rỗng
– Chiều cao lắp đặt tank
– Có đồng hồ hiển thị mức áp lực Oxy trong bồn chứa
– Có đồng hồ hiển thị mức Oxy lỏng trong bồn chứa
– Bồn chứa và các phụ kiện chính được thiết kế bằng sắt không rỉ để đảm bảo độ bền cao, giảm chi phí bảo trì
– Chân đế được thiết kế để chống gió mạnh & động đất
– Có đầy đủ các phụ kiện đi kèm như: Van kiểm tra mở rộng, đồng hồ điều chỉnh áp lực đầu ra, van an toàn, đồng hồ hiển thị áp lực hệ thống, các đầu nối…
* Bộ hóa hơi
– Lưu lượng phân phối bao nhiêu Nm3/h
– Trọng lượng bao nhiêu kg
– Áp suất suy giảm khi hoạt động tại luu lượng tối đa ở áp lực bao nhiêu bar
– Khả năng chịu sức cản của gió km/h
– Áp suất làm việc tối đa bao nhiêu bar
* Bộ điều áp
– Áp suất làm việc tối đa bao nhiêu bar
– Lưu lượng bao nhiêu m3/giờ
– Điều tiết và ổn định áp suất khí cấp vào hệ thống
– Xả khí khi áp suất vượt quá ngưỡng cho phép
– Cô lập với hệ thống khi cần thiết
– Bộ điều áp bao gồm: Van an tòan, điều áp chuyên dụng, van khóa, đồng hồ đo áp suất
* Trạm phân phối ô xy
Bao gồm 04 bộ phận chính:
– Bộ điều phối tự động lưu lượng
– Bộ thanh góp nối với bình O2
– Giá đỡ cố định dàn thanh góp và bình O2
– Dây nối cao áp bình O2
b. Nguồn CO2
Bao gồm 04 bộ phận chính:
– Bộ điều phối tự động lưu lượng
– Bộ thanh góp nối với bình CO2
– Giá đỡ cố định dàn thanh góp và bình CO2
– Dây nối cao áp bình CO2
c. Hệ thống máy nén khí
* Quy cách: Hệ thống máy nén khí không dầu trung tâm.
* Các thông tin cơ bản:
– Hệ thống máy nén khí không dầu kiểu Scroll hoạt động luân phiên tùy theo công suất của hệ thống kèm bộ điều khiển độc lập cho từng máy
– Máy sấy khô khí nén
– Máy sấy khí dạng hấp thụ
– Bộ lọc thô khí nén
– Bộ lọc tinh khí nén
– Bộ lọc carbon khí nén
– Bộ điều khiển trung tâm
– Bình tích áp trung gian
– Bộ điều áp
b. Hệ thống máy hút khí
* Quy cách: Hệ thống máy hút khí trung tâm
* Các thông tin cơ bản:
– Hệ thống máy bơm hút hoạt động luân phiên tùy theo công suất của hệ thống
– Bộ điều khiển trung tâm
– Bộ lọc khuẩn kép và ht tách dịch
– Bình tích áp trung gian
4. ĐỐI TÁC
Công ty TNHH POTTSCO là nhà thầu chuyên nghiệp về lĩnh vực hệ thống khí y tế trung tâm, Các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật POTTSCO đã thực hiện rất nhiều các dự án khí y tế tổng thể, đồng bộ cho bệnh viện và các trung tâm y tế. Tất cả các trang thiết thiết bị và nguyên vật liệu đều được POTTSCO nhập khẩu từ các hãng uy tín như: C&U – Nhật Bản, Phoenix- Anh Quốc, Penlon – Anh Quốc, Cryolor – Pháp, Hyer Aerotech – Đức, Draeger – Đức…
Là nhà thầu thiết kế thi công đồng bộ các tất cả các hạng mục hạ tầng và trang thiết bị theo hạ tầng, nên hệ thống khí y tế do POTTSCO cung cấp đem lại lợi ích cơ bản cho các dự án:
– Chất lượng cao và ổn định. Đáp ứng yêu cầu hoạt động với tần suất cao.
– Tăng chất lượng khám và chữa bệnh tại bệnh viện, tăng tỉ lệ điều trị khỏi, giảm chuyển tuyến.
– Các y bác sĩ được với thiết bị hiện đại, thuận tiện cho chuyên môn, giúp người bệnh có nhiều cơ hội phục hồi sức khỏe nhanh. Đảm bảo toàn cho chính các Y bác sỹ và giảm tỷ lệ tai biến cho người bệnh
– Bảo đảm môi trường, cảnh quan của bệnh viện xanh, sạch, đẹp.